PP hướng chức năng vs PP hướng đối tượng

Đây là 2 phương pháp cơ bản được sử dụng để phát triển hệ thống.
1. Phương pháp hướng chức năng:
– Đây là cách tiếp cận truyền thống.

– Quan tâm chủ yếu tới những thông tin mà hệ thống sẽ giữ gìn. Chúng ta hỏi người dùng xem họ sẽ cần những thông tin nào, rồi chúng ta thiết kế ngân hàng dữ liệu để chứa những thông tin đó, cung cấp Forms để nhập thông tin và in báo cáo để trình bày các thông tin.
–> tập trung vào thông tin và không mấy để ý đến những gì có thể xảy ra với những hệ thống đó và cách hoạt động (ứng xử) của hệ thống là ra sao
Ưu điểm: đơn giản, là phương pháp tốt cho việc thiết kế ngân hàng dữ liệu và nắm bắt thông tin,
Nhược điểm:
+ áp dụng cho việc thiết kế ứng dụng lại có thể khiến phát sinh nhiều khó khăn.
+ Không phù hợp với hệ thống thường xuyên thay đổi.
2. Phương pháp hướng đối tượng:
– Lối tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy về vấn đề theo lối ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Với lối tiếp cận này, chúng ta chia ứng dụng thành các thành phần nhỏ, gọi là các đối tượng, chúng tương đối độc lập với nhau. Sau đó ta có thể xây dựng ứng dụng bằng cách chắp các đối tượng đó lại với nhau.
– Chức năng của hệ thống được biểu diễn thông qua cộng tác của đối tượng, việc thay đổi chức năng, tiến hóa chức năng không làm thay đổi đến cấu trúc tĩnh của phần mềm.
Ví du: vấn đề rút tiền mặt ở ngân hàng. Các thành phần ở đây sẽ là ánh xạ của các đối tượng ngoài đời thực như tài khoản, nhân viên, khách hàng, …Và ứng dụng sẽ được sẽ được nhận diện cũng như giải đáp xoay quanh các đối tượng đó.
Ưu điểm: Một trong những ưu điểm quan trọng bậc nhất của phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng là tính tái sử dụng: bạn có thể tạo các thành phần (đối tượng) một lần và dùng chúng nhiều lần sau đó.
–> giảm thiểu lỗi và các khó khăn trong việc bảo trì, giúp tăng tốc độ thiết kế và phát triển phần mềm.

sưu tầm

Leave a comment